Blog

Categories Phần mềm

Cổng thông tin điện tử ngành giáo dục

I. THẾ NÀO LÀ TRANG TIN ĐIỆN TỬ?
Trang thông tin điện tử là gì? Theo khoản 21 điều 3 nghị định 72/2013 về khái niệm trang thông tin điện tử thì nó là một hệ thống thông tin được sử dụng để tạo ra một hoặc nhiều trang có thông tin được trình bày dưới các chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hay đặc biệt hơn là các ký hiệu để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trên internet.
II. CÁC LOẠI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Hiện nay trang thông tin điện tử có 5 loại chính là: báo mạng điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử chuyên ngành. Mỗi loại đều có những đặc thù và ứng dụng riêng của mình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết của từng loại trang thông tin điện tử:
1. Báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là một phương tiện truyền thông đại chúng, luôn cập nhật những tin tức chính trị xã hội nóng hổi trên cả nước để cung cấp thông tin cho người dân. Báo mạng điện tử cũng giống như một trang thông tin điện tử nhưng lại được thiết lập và hoạt động theo những quy tắc của báo chí.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp.
Trang thông tin điện tử tổng hợp là gì? Là một trang tin tức thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trang thông tin điện tử tổng hợp không giống báo mạng điện tử ở chỗ là không được tự ý sản xuất các thông tin và đưa lên web mà phải lấy các thông tin từ những trang báo hoặc trang web khác có trích nguồn cung cấp và đã được thỏa thuận giữa hai bên.

Trang thông tin điện tử tổng hợp có 2 loại chính là loại thuộc cơ quan báo chí và loại không thuộc cơ quan báo chí. Về giao diện thì trang thông tin điện tử tổng hợp có nhiều điểm giống với báo mạng điện tử từ cách trình bày và cách thiết kế các bản tin.
3. Trang thông tin điện tử nội bộ.
trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng để quảng báo thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm hay các dịch vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân.
Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin của riêng một cá nhân, được cá nhân đó thiết lập nhằm sử dụng các dịch vụ mạng internet để cung cấp, giới thiệu các thông tin của cá nhân đó đến với mọi người trên internet. Trang thông tin điện tử cá nhân không mang tính chất đại diện cho một tổ chức nào và cũng không cung cấp các thông tin tổng hợp.
Trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước về việc đăng ký và sử dụng các tài nguyên có trên internet.
5. Trang thông tin điện tử chuyên ngành.
Trang thông tin điện tử chuyên ngành là trang thông tin của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp được xây dựng để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đó. Chỉ cung cấp các thông tin chuyên ngành mà không cung cấp các thông tin tổng hợp.
Trang thông tin điện tử chuyên ngành được thiết lập và hoạt động theo những quy định của nhà nước về chuyên ngành.
III. THÔNG TIN LIÊN HỆ XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Sau khi tìm hiểu về khái niệm trang thông tin điện tử cũng như các loại trang thông tin điện tử. Nếu quý khách hàng có nhu cầu xây dựng trang thông tin điện tử xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây, để Tất Thành có thể tư vấn cho quý khách miễn phí và nhanh nhất
Trân trọng!

Categories Giải trí

Gà tơ đi học

Chuyện kể: Gà tơ đi học ( Khối Họa Mi )
Buổi sáng, Gà mẹ gọi Gà Tơ: – Con trai bé bỏng ơi, mau dậy đi học nào!
Nhưng Gà Tơ cứ nhắm tịt mắt, phụng phịu: – Ứ ừ, con buồn ngủ lắm! Cho con ngủ thêm một lúc nữa!
Gà Mẹ dỗ dành: – Phải dậy đi học chứ con!
Gà Tơ đáp: – Con biết chữ rồi mà: O tròn như quả trứng gà phải không ạ?
Nói rồi, Gà Tơ lại nhắm mắt ngủ tiếp.
Ngày nào Gà Tơ cũng ngủ dậy muốn như thế, lúc tỉnh dậy thì các bạn Cún Bông, Vịt Xám, Mèo Tam Thể đã đi học cả. Gà mẹ đi kiếm mồi vắng, gà Tơ lại lang thang đi chơi, không đến lớp học.
Hôm ấy, cô giáo Gà Mái Mơ tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. Vì Gà Tơ không đi học nên cô đã nhờ Vịt Xám mang giấy thông báo đi cắm trại về nhà cho Gà Tơ. Gà Tơ cầm tờ giấy, xoay ngược, xoay xuôi nhưng chẳng hiểu gì, chỉ thấy có rất nhiều quả trứng: quả thì có râu, quả thì đội nón, quả lại có móc dài. Nó nghĩ: “Ôi dào, chữ thì cũng chỉ như những quả trứng thôi! Có gì đâu mà học!” và quẳng tờ giấy đó đi.
Đến hôm cắm trại, cả lớp chờ mãi vẫn không thấy Gà Tơ đến. Đến khi ông mặt trời tở nắng vàng rực, cả lớp mới lên đường.
Các bạn nhỏ dựng trại bên bờ hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. Bỗng cún bông vểnh tai lắng nghe: hình như có tiếng ai khóc ở đâu đây…Cả lớp ùa đi tìm thì thấy Gà Tơ đang ngồi khóc thút thít bên bụi chuối. Thì ra Gà Tơ đi chơi xa, bị lạc đường, không về nhà được.
Mèo Tam Thể hỏi: – Tại sao bạn lại ở đây một mình?
Cún Bông cũng hỏi: – Chúng tớ chờ cậu mãi, sao cậu không đi cắm trại cùng cả lớp?
Gà Tơ đáp: – Vì tớ…tớ không biết!
Vịt Xám nói ngay: – Tớ đã đem giấy thông báo đi cắm trại của cô Gà Mái Mơ đến cho cậu mà!
Lúc này, gà Tơ mới nhớ ra tờ giấy ấy. Nhưng cậu ta không biết đọc nên chẳng biết đó là tờ giấy thông báo đi cắm trại.
Gà Tơ nghĩ: “Tất cả chỉ tại mình không chịu đi học nên không biết chữ thôi!” và cảm thấy rất xấu hổ. Lúc đó, cô giáo Gà Mái Mơ đến xoa đầu Gà Tơ rồi nói:
Con chịu khó đi học rồi cũng sẽ biết đọc, biết viết như các bạn mà!
Gà Tơ ấp úng xin lỗi cô giáo và hứa sẽ đi học thật chăm.
Từ đó trở đi, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào, Gà Tơ cũng dậy thật sớm để đi học. Cậu ta còn sợ có bạn nào ngủ quên không đến lớp nên sáng nào cũng gáy “ò ó o” để gọi các bạn cùng dậy nữa.

Categories tin công nghệ

Tại sao nên sử dụng cổng thông tin điện tử chuyên ngành giáo dục

Cổng thông tin điện tử ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hành chính. Với giáo dục, cổng thông tin cũng đang dần khẳng định vị thế và chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn

Cổng thông tin điện tử ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hành chính. Với giáo dục, cổng thông tin cũng đang dần khẳng định vị thế và chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn. Vậy cổng thông tin điện tử chuyên ngành giáo dục quan trọng đến như thế nào. Và tại sao cần phải sử dụng các cổng thông tin này.

Cổng thông tin điện tử chuyên ngành giáo dục là gì
Cổng thông tin điện từ có thể hiểu là một thị trường dữ liệu mà từ đây người ta có thể tiếp xúc hoặc giao dịch với nhau từ xa. Cổng thông tin điện tử giáo dục cũng có tác dụng như vậy. Ngoài ra nó còn được tăng cường khả năng tương tác một cách trực tiếp và gián tiếp nhiều hơn so với các ngành đặc thù khác.
Tại sao cần phải sử dụng cổng thông tin điện tử chuyên ngành giáo dục

Cổng thông tin điện từ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trước hết, nó có thể thích hợp được với mọi loại thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… Đặc biệt là với điện thoại – một sản phẩm công nghệ và thông dụng hầu như ai cũng sử dụng hiện nay. Đây có thể nói rằng là một chiếc cầu nối có tính tương tác cao giữa các tổ chức giáo dục và người sử dụng chúng.
Cổng thông tin điện tử giáo dục còn được hiểu là một thư viện mở. Để từ đây các nguồn thông tin giữ đơn vị giáo dục và người dùng sẽ được công khai và cập nhật một cách nhanh nhất. Bên cạnh việc các dữ liệu, các thông báo đến được với người dùng một cách nhanh chóng nhất thì việc quản lý của các đơn vị giáo dục cũng trở nên tốt hơn. Thêm vào đó, hệ thống này sẽ tăng khả năng kết nối các dịch vụ giáo dục với người sử dụng. Trong đó các dịch vụ giáo dục trực tuyến sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập càng ngày càng cao của học viên. Phải nói rằng trong 2 năm trở lại đây, cổng thông tin điện tử đã trở thành một cánh cửa tới thiên đường của ngành giáo dục, khi mà có nhiều đơn vị sử dụng đến nó nhiều hơn. Hầu hết các trường đại học hiện nay đều sử dụng hệ thống cổng thông tin điện tử như học viện Ngân hàng, đại học Xây dựng, đại học Ngoại Thương,…

Categories tin công nghệ

TOP 5 Phần mềm “không thể không có” dành cho các cơ quan chính phủ

Giữa rất nhiều phần mềm dành cho các cơ quan chính phủ đang có trên thị trường, thật khó để người dùng biết được đâu là phần mềm tốt và phù hợp nhất đối với doanh nghiệp, cơ quan của mình. Để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất, hãy cùng điểm mặt gọi tên Top 5 phần mềm “chuẩn chỉ” không thể thiếu dành cho các cơ quan chính phủ nhé!

1. Giải pháp lưu trữ dành cho chính phủ

Đứng đầu trong danh sách Top 5 là phần mềm lưu trữ eArchivist. Không chỉ là giải pháp hỗ trợ công tác văn thư lưu trữ hiệu quả và khắc phục tối đa những hạn chế của hình thức lưu trữ thủ công, phần mềm lưu trữ eArchivist còn  phát huy tối đa giá trị của các tài liệu lưu trữ cho các trung tâm lưu trữ của Trung ương và địa phương, các cơ quan lưu trữ của các bộ, ngành.

eArchivist được thiết kết theo hướng mềm dẻo và linh hoạt trong xử lý các quy trình nghiệp vụ, cấu trúc mở để người sử dụng dễ dàng trong việc quản trị và sửa đổi theo yêu cầu đặc thù. Đồng thời, dữ liệu được tổng hợp liên tục, quản lý hồ sơ xuyên suốt tất cả các khâu, có khả năng xử lý dữ liệu lớn và đưa ra báo cáo ngay tức thời.

Sau thành công của các phần mềm eDocman (2005, 2008), iLib (2006, 2009), IU (2007), CMC Portal (2010) và eDocman Plus (2012), năm 2017 Phần mềm Lưu trữ eArchivist của CMC SOFT đã được vinh danh giải thưởng Sao khuê.

2. Phần mềm công chứng online

Đơn giản hóa thao tác nghiệp vụ công chứng, dễ dàng quản lý lịch sử giao dịch hay giảm thiểu rủi ro mà các văn phòng công chứng thường xuyên gặp phải là những ưu điểm vượt trội của phần mềm Quản lý hồ sơ công chứng CeNM.

Giải quyết các nghiệp vụ liên quan đến hợp đồng giao dịch công chứng vẫn luôn là bài toán khó và ngày càng phức tạp; từ việc công chứng, tra cứu hồ sơ đến việc đưa ra các cảnh cáo ngăn chặn, lưu lịch sử giao dịch hay lập báo cáo thống kê .v.v.

Bằng kinh nghiệm phát triển phần mềm lâu năm của CMC SOFT, kiến thức trong lĩnh vực quản lý nghiệp vụ công chứng và việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, phần mềm Quản lý hồ sơ công chứng CeNM ra đời với mong muốn giải quyết khó khăn mà các phòng công chứng đang gặp phải; hướng tới tin học hóa các nghiệp vụ công chứng, giảm thiểu rủi ro và đơn giản hóa các các thao tác nghiệp vụ.

3. Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK)

Phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế là phần mềm miễn phí, hỗ trợ cơ quan nhà nước kê khai các tờ khai thuế bằng công nghệ mã vạch 2 chiều nhằm kê khai thuế và giảm thời gian chờ đợi trong quá trình kiểm tra nhận các tờ khai thuế tại cơ quan thuế, Tổng cục Thuế đã xây dựng và phát triển phần mềm Hỗ trợ kê khai sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều

Với ưu điểm nhanh chóng và chính xác, phần mềm HTKK được cài đặt miễn phí bởi CMC SOFT giúp các cơ quan tiết kiệm thời gian làm thủ tục, có thể kết xuất tờ khai theo chuẩn XML để nộp cho cơ quan thuế.

4. Phần mềm quản lý nhân sự và tính lương

Phần mềm CeHR thuộc sở hữu trí tuệ của CMC SOFT giúp các cơ quan, tổ chức dễ dàng quản lý thông tin nhân sự, theo dõi xuyên suốt quá trình công tác và hỗ trợ quá trình chấm công, tính lương tự động cho nhân viên.

CeHR là phần mềm nhân sự online bảo mật, dễ dùng, phù hợp với mọi quy mô và loại hình doanh nghiệp. Với nhiều tính năng vượt trội, phần mềm sẽ là lựa chọn thông minh cho các nhà quản trị nhạy bén.

5. Cổng thông tin điện tử dành cho chính phủ

Sản phẩm Cổng thông tin điện tử được CMC SOFT thiết kế đặc biệt dành cho các cơ quan có nhu cầu phát triển hệ thống thông tin điện tử trên môi trường web. Với CMC Portal, việc truy xuất thông tin luôn sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi.

Với việc phát triển trên nền công nghệ Java/J2EE, tích hợp kiến trúc SOA, Internet Portal có thể vận hành độc lập trên các nền tảng hệ điều hành khác nhau, tương thích với hầu hết các loại cơ sở dữ liệu,  đem lại cho khách hàng khả năng đảm bảo đầu tư ban đầu, tiết kiệm chi phí và dễ dàng phát triển trong tương lai.

Hi vọng với bài viết này, các cơ quan chính phủ có thể tìm cho mình được một phần mềm phù hợp nhất giúp “đơn giản hóa” các thao tác nghiệp vụ phức tạp và rút ngắn thời gian làm việc một cách tối đa và hiệu quả nhất!

Categories tin công nghệ

Hóa đơn điện tử mang lại lợi ích gì?

Trong các doanh nghiệp hiện nay, việc phát sinh ra hóa đơn giấy cũng như việc giải quyết hóa đơn có trong công ty xem chừng vô cùng rắc rối, đôi khi mang lại những tác động tiêu cực đến với chính doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp hiện nay, việc phát sinh ra hóa đơn giấy cũng như việc giải quyết hóa đơn có trong công ty xem chừng vô cùng rắc rối, đôi khi mang lại những tác động tiêu cực đến với chính doanh nghiệp. Nhưng bây giờ đã xuất hiện giải pháp cho phần mềm về hóa đơn điện tử để nhằm khắc phục những nhược điểm mà hóa đơn giấy không thể nào giải quyết triệt để. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lợi ích của hóa đơn điện tử mang lại trong bài viết sau.

Nhanh chóng xử lý vấn đề về hoạch toán
Có lẽ mệt mỏi nhất với bộ phận kế toán chính là việc giải quyết những chi phí có trong công ty mà chẳng có hóa đơn giấy nào xuất hiện để có thể đối chiếu cả. Rất nhiều lý do sẽ được đưa ra nhưng trên thực tế, việc xuất hóa đơn cho bất cứ món hàng nào là không thể, thậm chí cực kỳ khó khăn. Nếu như giá trị lớn thì rất ổn nhưng nếu có giá thành không đáng kể, có lẽ sẽ không biết lấy đâu ra khoản bù. Ưu điểm của hóa đơn điện tử mang lại đó chính là việc sao chép thông tin cực kỳ nhanh chóng, dễ dàng đối chiếu ngay với phần mềm bán hàng mà không để lại bất cứ khó khăn gì. Thời điểm nào cũng có thể đối chiếu được dù đã qua từ lâu. Nếu có phần mềm hóa đơn điện tử, bộ phận kế toán phần nào cũng sẽ dễ thở hơn rất nhiều!
Không bị mất nhiều thời gian
Nếu như hóa đơn giấy thì mỗi công ty đều phải có một form mẫu hóa đơn riêng, mã số riêng cũng như thông tin cụ thể ở đó. Khi thống nhất form hóa đơn thì phải mang đi đặt in với số lượng lớn nhằm tránh việc thiếu sót trong quá trình lập cho khách hàng. Khoản thời gian này bạn tưởng chừng như rất ngắn nhưng thực sự dài vô tận, mà nó lại là nguồn thời gian quý giá cho việc hoạt động và phát triển của một công ty. Do vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử để việc xử lý hóa đơn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, bạn có thể không gặp nhiều trở ngại trong việc xuất hóa đơn, cũng như cần chữ ký của những người liên quan. Việc này tạo thuận lợi hơn rất nhiều cũng như giảm thiểu thời gian cho bộ phận liên quan và khách hàng.
Ngoài ra, hóa đơn điện tử còn là giải pháp thông minh nhằm tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ làm việc. Nhờ vậy, năng suất của mỗi doanh nghiệp sẽ được đảm bảo hơn và sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp trong tương lai!

Categories tin công nghệ

Việt Nam nằm trong TOP 10 nước lộ thông tin Facebook nhiều nhất thế giới

Số liệu trên do Facebook cung cấp. Với 427.446 người dùng đã bị lộ thông tin Facebook, Việt Nam đang đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng 10 quốc gia chịu ảnh hưởng về bảo mật thông tin.

Theo Tri thức trực tuyến, trong thông báo mới nhất đăng tải trên blog công ty, Facebook cho biết sẽ tiến hành cập nhật tất cả các tính năng bảo vệ thông tin người dùng. Đính kèm bài viết là bảng xếp hạng 10 quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica (CA).

Việt Nam đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng 10 nước có ảnh hưởng từ bê bối Cambridge Analityca. Ảnh: Newsroom Facebook

Khá bất ngờ khi Việt Nam đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng với 427.466 tài khoản bị CA sử dụng dữ liệu phục vụ cho cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên đây chỉ mới là con số mà Facebook “ước tính”.

“Với tổng số hơn 64 triệu tài khoản thì 427.466 là con số không quá lớn. Nhưng đó mới chỉ là số tài khoản ước tính trong bê bối với CA. Hằng hà sa số các ứng dụng khác vẫn chưa được thống kê”, Trọng Nhân, chuyên gia digital marketing tại TP.HCM nhận định.

Ngoài ra, đứng đầu bảng xếp hạng 87 triệu người dùng lộ thông tin là Mỹ với 70,6 triệu tài khoản. Xếp thứ hai là Philippines với 1,7 triệu người.

Theo HanoiTV, cuối tháng 3/2018, Facebook bị phát hiện để lộ dữ liệu cá nhân cho một nhà phát triển. Sau đó, người này bán lại dữ liệu cho Cambridge Analytica – công ty làm việc cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016 của ông Donald Trump. Tổ chức này cũng bị cho có liên quan đến Brexit ở Anh.

Từ những dữ liệu có được nhờ Facebook, Cambridge Analytica đã cung cấp thông tin định hướng cho hàng chục triệu tài khoản.

Tính đến 17/4/2017, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7/10 quốc gia có lượng người dùng Facebook nhiều nhất với 50 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng trên toàn cầu. Ở bảng xếp hạng các thành phố, thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 10/10 với 11 triệu người dùng, chiếm 0,6% tổng số trên toàn thế giới.

Báo cáo tháng 1/2017 của hãng đã so sánh thời gian sử dụng mạng xã hội giữa 29 quốc gia sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Theo báo cáo, người Việt dành trung bình 2 giờ 39 phút mỗi ngày cho mạng xã hội, đứng ở vị trí 13/29.

Categories tin công nghệ

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật An ninh mạng

Ngày 28/6/2018, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 7 Luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, trong đó có Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng được kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua với tỷ lệ 86,86% gồm 7 Chương 43 Điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đói với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Tại cuộc họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước, Trung tướng Hoàng Phước Thuận – Cục trưởng Cục An ninh mạng Bộ Công an cho biết, Luật An ninh mạng được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng, hơn 30 doanh nghiệp viễn thông, CNTT lớn trong nước như VNPT, FPT, BKAV; nhiều chuyên gia, tập đoàn kinh tế, viễn thông trong và ngoài nước, trong đó có Facebook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN, Hiệp hội điện toán đám mây châu Á; các cơ quan đại diện nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản… và ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân.

Cũng theo đại diện Cục An ninh mạng – Bộ Công an, Chương II Luật An ninh mạng quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật An ninh mạng, thể hiện đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này, trong đó nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh mạng và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Chương III Luật An ninh mạng quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật bao gồm: phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng, CNTT, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống chiến tranh mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

“Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng”, ông Thuận nhấn mạnh.

Chương IV của Luật tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm.

Cục trưởng Hoàng Phước Thuận nêu rõ: “Với các quy định chặt chẽ, sự tham gia đồng bộ của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân, việc sử dụng thông tin để vu khống, làm nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ được xử lý nghiêm minh. Các hoạt động nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng, nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cũng được quy định chi tiết trong Chương này”.

Nhận định “Hiện nay dữ liệu của người sử dụng Việt Nam trên không gian mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan, với mục đích thu lợi nhuận mà Nhà nước Việt Nam chưa có đầy đủ hành lang pháp lý để quản lý, thậm chí là bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật”, người đứng đầu Cục An ninh mạng – Bộ Công an cho hay: Để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không gian mạng, Luật An ninh mạng đã quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Nhấn mạnh “Nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của công tác bảo vệ an ninh mạng”, ông Thuận cho biết, Chương V của Luật An ninh mạng đã quy định đầy đủ các nội dung bảo đảm triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng, xác định lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng chất lượng cao, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về an ninh mạng.

Cũng tại cuộc họp báo ngày 28/6 công bố Lệnh của Chủ tịch nước, Cục trưởng Cục An ninh mạng Hoàng Phước Thuận khẳng định, Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tự do dân chủ của người dân. Tất cả những điều không bị cấm, quy chiếu 29 điều của Bộ luật Hình sự, điều luật trực tiếp và điều luật liên quan và những luật khác sẽ được Nhà nước bảo hộ trên không gian mạng.

Đại diện Cục An ninh mạng – Bộ Công an cũng cho biết thêm, hiện nay Ban soạn thảo dự án Luật An ninh mạng đã họp bàn với Bộ Tư pháp để chuẩn bị xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật, dự kiến trong tháng 10/2018 sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định này.

http://www.thememount.com

rong email gửi cho người dùng, dịch vụ nhắn tin này thông báo sẽ chính thức ngừng hoạt động vào ngày 17/7 tới đây.

Sáng nay (13/6), giờ Hà Nội, Yahoo Messenger đã gửi thư tạm biệt chung cho người dùng, thông báo chính thức ngừng cung cấp dịch vụ vào ngày 17/7. Đây được xem là “lời chia tay cuối cùng” của dịch vụ nhắn tin này với những người đã đồng hành suốt quãng thời gian hơn 20 năm qua.

Thư chia tay của Yahoo

Nội dung bức thư viết:

“Chúng tôi nhận thấy gần đây bạn đã sử dụng Yahoo Messenger, vì vậy chúng tôi muốn thông báo cho bạn biết rằng Yahoo Messenger sẽ không còn được hỗ trợ sau ngày 17/7/2018 nữa.

Trước ngày 17/7, bạn có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ, nhưng sau ngày đó, bạn sẽ không còn quyền truy cập vào Yahoo Messenger.

Bạn có thể tìm hiểu cách lưu các cuộc trò chuyện của mình bằng cách truy cập vào trang “Câu hỏi thường gặp” (FAQ) của chúng tôi.

Chúng tôi yêu thích công việc ở Yahoo Messenger và muốn cảm ơn bạn đã sử dụng sản phẩm này. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung xây dựng và giới thiệu các công cụ giao tiếp mới và thú vị để làm hài lòng người dùng của mình.

Truy cập FAQ để tìm hiểu thêm. Cảm ơn bạn đã trở thành người dùng Yahoo Messenger!”

Categories tin tức

Vị trí, chức năng của Cổng Thông tin điện tử

  1. Vị trí, chức năng
  2. Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp là cổng tích hợp thông tin các lĩnh vực quản lý nhà nước trên phạm vi địa bàn tỉnh, là cơ quan thông tin truyền thông đa phương tiện của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh do Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý trực tiếp và chịu sự quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông.
  3. Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp có chức năng tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử của Uỷ ban nhân dân tỉnh với sở, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan; tích hợp thông tin các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
  4. Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Xin chào, Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?